ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu chính là hình tượng của doanh nghiệp, có thể được cấu thành bởi các dấu hiệu, tên, một từ ngữ, một hình vẽ hoặc bao gồm tất cả các yếu tố đó để xác định một sản phẩm, dịch vụ và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh. Để thương hiệu được bảo vệ an toàn về mặt pháp lý, ketoandichvuphuyen.com gửi đến Quý khách hàng những quy định liên quan đến thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu như sau:
-
Hồ sơ đăng ký
– Mẫu logo/nhãn hiệu độc quyền: Đăng ký logo hình ảnh, đăng ký logo chữ;
– Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu độc quyền (theo mẫu);
– Giấy uỷ quyền cho Yên Phú để làm hồ sơ;
– Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice;
– Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo thương hiệu độc quyền yêu cầu bảo hộ là – logo độc quyền tập thể;
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu logo thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó;
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…
Dịch Vụ Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Tuy Hòa
>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu Doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký
Bước 1: Tra cứu trước đăng ký
Trước khi tiến hành đăng ký logo thương hiệu độc quyền, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu nhằm xác định được khả năng cũng như có điều chỉnh phù hợp nhằm tăng khả năng đăng ký của nhãn hiệu độc quyền.
– Tra cứu sơ bộ: Công ty Yên Phú sẽ tư vấn, tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng về mẫu nhãn hiệu định đăng ký.
– Tra cứu chính thức: Để nâng cao khả năng đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục tra cứu chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một thủ tục tra cứu mất phí độc lập và chỉ đảm bảo 80% khả năng đăng ký tại thời điểm tra cứu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Công ty Yên Phú sẽ hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Công ty Yên Phú sẽ đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thực hiện
– Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01- 02 tháng
– Thời gian công bố đơn: 02 – 03 tháng
– Thời gian thẩm định nội dung: 08 -12 tháng
– Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.
Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối).
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục với thời gian đăng ký nhanh khoảng: 10 -11 tháng kể từ ngày có chấp nhận đơn hợp lệ thì chi phí đăng ký nhanh tăng gấp đôi phí đăng ký bình thường.
Dịch vụ Yên Phú về Đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu độc quyền sở hữu trí tuệ tuy hòa
- Công ty Tư Vấn Yên Phú hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu miễn phí sơ bộ nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu;
- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam ;
- Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam ;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
- Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật.