ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp chính. Anpha sẽ giúp bạn so sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp này (TNHH một thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, cổ phần, hợp danh và DNTN) để bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Chú thích:

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Cty TNHH 1TV

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Cty TNHH 2TV trở lên

Công ty cổ phần: Cty CP

Doanh nghiệp tư nhân: DNTN

Công ty hợp danh: Cty HD

Thành viên hợp danh: TV HD

Thành viên góp vốn: TV GV

 

Chủ sở hữu của mỗi loại hình công ty là khác nhau. Trong đó doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có nhiều hạn chế hơn.

Công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có nhiều thành viên tham gia hoạt động nhất. Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên hạn chế hơn, chỉ duy nhất một chủ sở hữu mà thôi.

Doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế vì không có tư cách pháp nhân như các loại hình khác.

Tựu chung, vốn điều lệ là do các thành viên, chủ sở hữu cùng góp khi thành lập công ty. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và các loại hình khác. Trong khi các loại hình khác chỉ góp vốn theo cam kết thì doanh nghiệp tư nhân dùng toàn bộ tài sản mà mình có để đưa vào công ty.

Như hình trên thì doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm tài sản cao nhất. Khi rủi ro xảy ra, công ty theo loại hình này phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm, giống thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Các loại hình khác có mức độ nhẹ hơn, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp mà thôi.

Chính vì chế độ chịu trách nhiệm cho tài sản phía trên mà dẫn tới lòng tin của đối tác cao hay thấp. Đương nhiên, đây chỉ là một yếu tố nhỏ mà thôi.

Lưu ý, hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó được các thành viên còn lại chấp thuận.

Lưu ý, công ty TNHH 1 thành viên khi huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty từ một thành viên lên công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Ở công ty hợp danh, thành viên hợp danh không được chuyển nhượng vốn, trừ khi các thành viên hợp danh khác chấp thuận.

Và doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần khác.

Loại hình công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức rất phức tạp. Do cổ đông mới – cũ ra vào liên tục, lại không thể biết người nào mua cổ phần với mục đích gì, nên việc quản lý và điều hành không dễ dàng. Đi kèm đó, quy định của pháp luật cho công ty cổ phần cũng chặt chẽ hơn.

Loại hình công ty TNHH 1 thành viên là loại hình được lựa chọn nhiều nhất với hơn 65% số doanh nghiệp lựa chọn. Ngược lại, rất ít người lựa chọn công ty hợp danh. Năm 2017, chỉ có 25 công ty hợp danh/153.307 doanh nghiệp được thành lập.

Trên đây là so sánh sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, ưu nhược điểm của mỗi loại hình.